Đối với mỗi người Việt Nam khi nghe nhắc tết đoan ngọ đều nhớ đến là “ngày giết sâu bọ”. Đây là dịp lễ âm lịch quan trọng nhất trong năm. Vào ngày này bất kể gia đình nào cũng đều chuẩn bị một mâm cỗ cúng xin lộc. Với những người nông dân thì đây được coi là ngày nghỉ của họ. Vậy tết đoan ngọ cúng gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Tết đoan ngọ có ý nghĩa gì

nguồn gốc tết đoan ngọ
nguồn gốc tết đoan ngọ
  1. Tết đoan ngọ là dịp lễ đặc biệt quan trọng của người Việt Nam

Là một trong những dịp lễ tết đặc biệt trong năm theo quan niệm của dân gian Việt. Tết đoan ngọ hay còn gọi là tết đoan dương được coi là thời điểm dương khí thịnh nhất trong năm. Vào lúc này, mặt trời chiếu sáng dài nhất. Trong dân gian còn gọi ngày này là “tết diệt sâu bọ” hay ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

  1. Thời tiết ngày tết Đoan Ngọ

Về phương diện thời tiết, tết đoan ngọ nhằm vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, thuộc tiết Đại Thử (thời tiết rất nóng) thường sinh nhiều căn bệnh khác nhau. Tháng năm trong âm lịch, theo lối tính 12 chi là tháng “ngọ”. Ngày 5 tháng 5 gọi là ngày đoan ngọ vì  chữ “đoan” có nghĩa là chính, là mở đầu, là thẳng. Cũng có khi gọi là ngày đoan dương, trùng ngũ hoặc đoan ngũ vì có 2 số 5.

  1. Tại sao gọi là ngày tết diệt sâu bọ

Lúc này thời tiết rất xấu, tạo cơ hội cho côn trùng, sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ chỉ lộ diện vào ngày 5/5 âm lịch nên người ta thường làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này. Theo quan niệm của người xưa, để có thể trừ sâu bọ, người ta thường ăn hoa quả, thức ăn, rượu nếp vào ngày 5/5.

Tết đoan ngọ cúng gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm
Tết đoan ngọ cúng gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm
  1. Cách diệt trừ sâu bọ hiệu quả

Cách ăn trừ sâu bọ như sau: Mọi người ngủ dậy vào sáng sớm, không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ. Tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau khi ăn xong mới có thể bước chân xuống giường, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp theo sẽ ăn trái cây cho sâu bọ chết. Trong ngày tết đoan ngọ, trái cây là một thực phẩm không thể thiếu.

Tết đoan ngọ cúng gì

Tết Đoan Ngọ là một tục lệ cổ truyền đẹp và không bắt buộc mỗi gia đình phải sắm sanh, cúng bái linh đình mà tùy từng điều kiện gia đình, có thể làm mâm cỗ chay hay cỗ mặn để cúng gia tiên vào ngày này. Đơn giản hơn cũng có thể hoặc dâng hương hoa, cúng trái cây tươi cũng đều được.

Vì mang ý nghĩa đặc trưng nên vào ngày tết đoan ngọ, người ta cũng chuẩn bị những mâm đồ cũng không giống như bình thường. Hương, hoa, vàng mã.

rất nhiều người quan tâm Tết đoan ngọ cúng gì
Tết đoan ngọ cúng gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm
  1. Lễ vật Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Lễ vật để cúng trong Tết Đoan Ngọ dù như thế nào cũng cần phải có 3 thứ thuộc về cơ bản là: rượu nếp, bánh tro và hoa quả đúng mùa. Bữa trưa thường sẽ ăn các món mặn từ thịt vịt. Ngoài ra mâm cúng còn có các loại chè, bánh trôi, bánh chay, xôi oản, chè kho.

Trong khi đó mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung và miền Nam thì có thêm bánh tráng, chè kê và nhất định không thể thiếu bánh tro (bánh ú).

Nếu chuẩn bị mâm cỗ cúng, ngoài những món truyền thống như xôi gấc, nem rán, gà luộc… Có thể làm thêm những món tùy sở thích của các thành viên trong gia đình như bò xào, thịt kho tàu, cá rán, cá kho. 

  1. Cách loại hoa quả Tết Đoan Ngọ cúng gì

Về thời gian cúng lễ, người miền Bắc thường thắp hương vào buổi sáng sớm. Sau đó cả nhà ăn rượu nếp và các loại quả như vải thiều, mận để “giết” sâu bọ. Ngoài ra, người ta cần chuẩn bị một số thứ sau:

  • Mận
  • Hồng xiêm
  • Dưa hấu
  • Vải
  • Chuối
  1. Người miền Trung Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Ngoài ra, khác với miền Bắc, trên mâm cỗ cúng của người miền Trung thường có thêm thịt vịt. Người miền Trung cho rằng, thịt vịt có tính hàn nên tốt cho cơ thể tháng 5 nắng nóng. Bởi vậy, bên cạnh việc ăn rượu nếp thì ăn thêm thịt vịt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

Người miền Trung trong tết đoan ngọ cúng gì
Người miền Trung trong tết đoan ngọ cúng gì

Theo lời nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, trong quan niệm cổ truyền của dân tộc, dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là lúc tiết trời oi ả nhất. Đây là lúc chuyển mùa vụ, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã biết tết đoan ngọ cúng gì. Đây là dịp lễ tết quan trọng trong năm và cũng là dịp để cho các bạn cùng gia đình của mình diệt sâu bọ, loại bỏ những loại côn trùng gây hại cho sức khỏe của chính chúng ta. Đồng thời người ta tin rằng vào dịp này nếu ăn càng nhiều rượu nếp sẽ giết được toàn bộ sâu bọ trong người.

banner đăng ký mobile